Các loại gỗ sưa

Sưa Bắc Bộ hay sưa hoặc trắc thối (do quả có mùi thối), cẩm lai Bắc Bộ, huê mộc vàng (danh pháp khoa học: Dalbergia tonkinensis) là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae) cùng họ với gỗ Hương, thuộc chi Dalbergia cùng chi với gỗ trắc, cẩm lai.

cac-loai-go-sua-hai-nam-hoang-hoa-le-1Tượng gỗ sưa Hải Nam (Hoàng Hoa Lê)

Các tên khác của gỗ sưa đỏ:

Hoàng Hoa Lê (Trung Quốc)
Sưa (Miền Bắc Việt Nam)
Huê mộc vàng (Miền Trung Việt Nam)
Huỳnh đàn (Miền Nam Việt Nam)
Tên gọi khác Trắc thối, cẩm lai Bắc bộ

Hiện nay, nó là loài đang bị đe dọa do khai thác quá mức tuy nhiên trong 5-10 năm nữa sẽ có nhiều do thời gian qua nhiều hộ dân tại Trung Quốc và Việt Nam mua cây giống về trồng.

Nhận biết cây gỗ Sưa:

Là cây gỗ lớn, lá thường xanh có thể cao tới 10-15 m, sinh trưởng trung bình, thân màu vàng nâu hay xám, nứt dọc.

cac-loai-go-sua-than-cay-sua-2

Thân cây sưa đỏ

 

cac-loai-go-sua-la-cay-sua-do-3Lá dài 9-20 cm; cuống không lông; lá kèm sớm rụng, nhỏ, có lông nhỏ mịn và thưa, màu nâu vàng.

cac-loai-go-sua-la-sua-6Lá cây Thàn mát (sưa trắng) trên và cây Sưa đỏ dưới.

Các cuống nhỏ không lông; số lá chét 5-9, với lá chét tận cùng thường là to nhất, hình trứng hay hơi thuôn dài, nhẵn, chất da, có lông mịn lơ thơ khi non, nhanh chóng chuyển thành không lông, gốc lá chét tròn, nhọn mũi.

Cụm hoa dạng chùy, mọc ở nách lá, khoảng 5-15 cm.

cac-loai-go-sua-hoa-cay-sua-trangHoa trắng xanh có đài hợp, thơm.

cac-loai-go-sua-hoa-cay-sua-4Hoa cây sưa đỏ

Quả dạng quả đậu hình trứng thuôn dài, dài 5-6 cm, rộng khoảng 1 cm và chứa 1-2 hạt dạng bầu dục, đường kính khoảng 9 mm.

 

cac-loai-go-sua-qua-sua-do-5Quả và hạt cây sưa đỏ

Cành non màu xanh có đốm bì khổng màu trắng. Hoa ra tháng 4-7. Quả chín thu hoạch tháng 11-12.

Gỗ sưa cho mùi thơm quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục.

Gỗ sưa chỉ dùng phần lõi. Gỗ sưa thớ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo, có nhiều hoa văn đẹp uốn lượn như mây, như mặt quỷ. Vân gỗ 4 mặt, đưa ra ánh sáng có lên sắc tím nếu là dòng sưa Bắc. Tuy nhiên hiện nay loại gỗ sưa trên 40 năm ít nên nhiều người sử dụng loại gỗ sưa non dưới 20 năm tuổi nên gỗ sưa có thể có vân và màu loang lổ hoặc đỏ, vàng nhạt.

cac-loai-go-sua-van-go-sua-vang-6

Vân gỗ sưa vàng

Hiện nay có sự nhầm lẫn rất nhiều trên các phương tiện truyen thông, người dân và dân buôn gỗ. Cây Sưa trắng, sưa dây, sưa vườn Quảng Nam – Đà Nẵng, Hoàng đàn đều không phải là cây sưa mà là những loại cây khác có giá trị kinh tế thấp hơn.

Phân biệt các loại gỗ Sưa:

Tùy theo vị trí địa lý, thổ nhưỡng mà gỗ sưa có màu sắc, vân gỗ, tom gỗ, mùi khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản phân ra  theo màu sắc là sưa đỏ và sưa vàng, theo địa lý là Sưa Hải Nam, Sưa Bắc bộ, Sưa Nam, Sưa đỏ, sưa vàng. Trên thực tế lõi gỗ có màu sắc từ đỏ vàng đến nâu hồng, nâu hơi tím, thường có sọc màu sẫm tạo thành vân rất đẹp cả trên 3 mặt cắt. Sưa gỗ già sẽ có vân hình càng cua, mặt quỷ sắc nét, cuồn cuộn. Gỗ ở phần gốc hoặc gỗ để lâu ngày, chất chứa thường chuyển dần  thành màu đen. Gỗ rất cứng và rất nặng. Khối lượng thể tích ở độ ẩm 12%: 0,790 – 0,910-1,003 g/cm3. Gỗ có mùi thơm rất đặc biệt. Trên mặt cắt ngang phần gỗ lõi vừa mới cắt ra thường thấy có vết nhựa màu nâu đùn ra.

Giá trị kinh tế của các dòng sưa cũng chênh lệch rất lớn, có dòng sưa đắt gấp 6 lần dòng sưa khác. Thổ nhưỡng nơi sinh trưởng của Cây là yếu tố quan trọng để tạo lên chất lượng và giá trị cơ bản của loại gỗ đó .

Cây Gỗ Sưa mọc ở đảo Hải Nam với tên Trung Quốc là Hoàng Hoa Lê là chủng Sưa cho chất lượng tốt nhất Thế giới . Miền Bắc Việt nam có cũng vĩ độ với đảo Hải Nam nên Sưa ở đây có chất lượng gần tương đương , sau cùng loại kém nhất bảng sếp hạng đó là Sưa Miền nam .

Hiện nay công nghệ làm giả gỗ sưa rất tinh vi, ngay cả người buôn gỗ cũng có thể bị đánh lừa do cân nặng, mùi, màu sắc, vân gỗ của sưa giả không khác gì sưa thật. Sưa vàng giả sưa đỏ. Để phân biệt giữa chúng với nhau thì phải là Người Thợ chuyên nghiệp mới phát hiện được ví như vân gỗ, tom gỗ, thớ gỗ, mầu sắc, màu nước khi ngâm gỗ, mùi thơm thể hiện độ đặc quánh của Tinh dầu ngoài ra dùng Lửa để đốt …

Gỗ giả sưa có thể kể đến như Hương, Gõ đỏ, Cẩm, Trắc, Sưa vườn, Sưa dây, Sấu vân sưa, thàn mát … thậm chí có loại gỗ được dán một lớp gỗ sưa ngoài, bắn vân gỗ sưa rất sâu (cạo dao không hết), tẩm tinh dầu (có mùi),…

Nhiều loại tên là sưa nhưng thực chất là một dòng gỗ khác như Sưa trắng (gỗ Thàn mát), Sưa vườn (Giáng hương cầu gai – phân bố tại miền Trung), Sưa dây (một loài cây gỗ thân leo), Sưa Nam Phi (một loại gỗ cùng họ gỗ Hương)
Quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm của người Thợ kiểm tra, dù người bán có khẳng định 100% và nói có giấy kiểm định từ Cơ quan thẩm định thì cũng không thể làm lay chuyển tâm lý người kiểm tra.

 

cac-loai-go-sua-sua-hai-nam-7Dòng sưa Hải Nam

cac-loai-go-sua-dong-sua-bac-8Dòng sưa Hải Nam

 

cac-loai-go-sua-dong-sua-bac-9

cac-loai-go-sua-dong-sua-bac-10Dòng sưa Bắc

cac-loai-go-sua-nu-sua-hai-nam-11Dòng sưa vàng Việt Nam

cac-loai-go-sua-sua-vang-quang-binh-11Sưa vàng Quảng Bình

cac-loai-go-sua-go-sua-tay-nguyen-12

cac-loai-go-sua-go-sua-tay-nguyen-13Gỗ sưa tại Tây Nguyên

cac-loai-go-sua-sua-vang-tay-nguyen-14Sưa vàng Tây Nguyên

cac-loai-go-sua-nu-sua-hai-nam-17Nu sưa Hải Nam

cac-loai-go-sua-sua-tay-nguyen-15 Cục sưa tại Tây Nguyên

cac-loai-go-sua-sua-tay-nguyen-16Cục sưa tại Tây Nguyên

Cách chơi gỗ Sưa:

Do gỗ sưa ngày càng khan hiếm nên thường tìm thấy các mẩu gỗ nhỏ dưới 1 kg. Các mẩu gỗ này thường được tạc tượng để trưng bày trong tủ kính, trong ô tô, bàn làm việc, … Chơi gỗ sưa là chơi màu và vân do vậy nên chọn miếng gỗ không có lỗi và tốt nhất là để mộc, nếu sợ nứt có thể bôi một lớp xi mỏng lên.

Để phân biệt giữa chúng với nhau thì phải là Người Thợ chuyên nghiệp mới phát hiện được ví như vân gỗ mầu sắc mùi thơm, thể hiện độ đặc quánh của Tinh dầu ngoài ra dùng Lửa để đốt Tàn của Sưa thường có mầu trắng sáng điều dễ phân biệt với loại Gỗ khác …

Tham khảo thêm vân gỗ Sưa:

 

cac-loai-go-sua-18Gỗ sưa đỏ để lâu năm

cac-loai-go-sua-van-go-sua-vang-19Vân gỗ sưa vàng

cac-loai-go-sua-van-go-sua-vang-20Vân gỗ sưa vàng

 

Một số pho tượng có vân gần giống vân sưa

 

cac-loai-go-sua-tuong-di-lac-go-sua-day-21Di lặc gỗ sưa dây

cac-loai-go-sua-tuong-di-lac-go-sua-day-22Pho di lặc được làm từ sưa dây

cac-loai-go-sua-tuong-di-lac-go-trac-day-23Di lặc làm từ gỗ trắc dây

cac-loai-go-sua-tuong-di-lac-go-trac-24Pho di lặc làm từ gỗ trắc

cac-loai-go-sua-di-lac-go-huong-25Di lặc gỗ Hương

cac-loai-go-sua-di-lac-go-huong-26Di lặc gỗ Hương

cac-loai-go-sua-di-lac-go-cam-27Di lặc gỗ cẩm

cac-loai-go-sua-van-go-ca-te-28Vân gỗ Cà Te

cac-loai-go-sua-tuong-go-trac-29Tượng gỗ trắc

cac-loai-go-sua-binh-go-cam-chi-30Bình gỗ Cẩm chỉ

cac-loai-go-sua-ong-go-huong-31Ống gỗ hương

cac-loai-go-sua-ong-go-huong-32Ống gỗ Hương

cac-loai-go-sua-go-tu-chau-phi-33Dòng gỗ nhập từ Châu Phi có vân giống sưa

cac-loai-go-sua-van-go-trac-do-34Vân gỗ trắc đỏ

cac-loai-go-sua-go-sau-van-sua-35Sấu vân sưa

Một số loại gỗ hay bị nhầm là gỗ sưa tại miền Trung và miền Nam.

Gỗ sưa thường được kiểm tra vật lý bằng nhìn thấy vân 4 mặt, đốt tàn màu trắng xám, có mùi hương, cho vào nước ra màu vàng. Tuy nhiên cách kiểm tra này chỉ là dấu hiệu cơ bản để biết đây là một loại gỗ có họ gỗ Hương. Cách kiểm tra tốt nhất vẫn phải là vân gỗ, tom gỗ, thớ gỗ, trọng lượng, mùi trầm.

Dưới đây là một số loại gỗ hay bị nhầm tại miền Trung, miền Nam và cả miền Bắc.

cac-loai-go-sua-36

cac-loai-go-sua-37

cac-loai-go-sua-38

cac-loai-go-sua-39

cac-loai-go-sua-40

cac-loai-go-sua-41

cac-loai-go-sua-42

cac-loai-go-sua-43

Cơ hội phát hiện ra gỗ sưa:

Với người có kinh nghiệm thì phát hiện ra cây gỗ sưa giữa các loại cây khác là điều khá dễ dàng, nhưng khi cây đã chặt xuống thì nó muôn hình vạn trạng và đến nay nhiều miếng gỗ sưa vẫn đang bị ẩn dưới hình dạng của gỗ gụ, gỗ hương, gỗ trắc,… hoặc chỉ là dưới lớp sơn dày đặc. Vô tình, ai đó làm sứt mẻ hoặc hỏng đồ nội thất, vật phẩm mỹ nghệ, cánh cửa, xà nhà,… thì mới phát hiện ra. Trước đây gỗ sưa giá không cao, để bán được gỗ sưa thì thợ gỗ phải giả làm gỗ trắc, gỗ hương.

Đây chính là nguồn gốc để nhiều câu chuyện ly kỳ truyền trong các ngôi làng Việt Nam. Có gia đình có căn nhà do ông bà để lại, mỗi khi gẫy dui nhà thì lại cho hàng xóm nhóm lò vì gỗ có mùi thơm, có gia đình có cái bộ cối xay bằng gỗ có vân rất đẹp và rất thơm, mỗi khi cần củi thì lại chặt ra để nhóm lò,… đến khi đốt gần hết thì có người vào mua với giá tiền triệu/kg thì mới tiếc vì đã đốt hàng trăm triệu đồng mà không biết.

Đây là một số thứ bị đưa gỗ sưa vào để giảm giá thành sản phẩm.

Bộ bàn ghế bị thay ván gỗ trắc bằng gỗ sưa để giảm giá thành.

cac-loai-go-sua-ban-ghe-go-sua-44

cac-loai-go-sua-ban-ghe-go-sua-45

cac-loai-go-sua-ban-ghe-go-sua-46

cac-loai-go-sua-ban-ghe-go-sua-47

Viết bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *